Thực phẩm ăn dặm

  • Lọc theo
  • Sắp xếp

Thực phẩm ăn dặm

Ăn dặm là giai đoạn cung cấp các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bên ngoài cho các bé bắt đầu tiến hành cai sữa. Tuy nhiên, để đảm bảo các bé phát triển toàn diện thì thực phẩm ăn dặm cần phải đầy đủ các chất dinh dưỡng. Và bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về khẩu phần ăn trong giai đoạn ăn dặm mà bạn cần nên biết đến. 

Ăn dặm là gì? Thời gian bắt đầu cho bé ăn dặm

Ăn dặm là việc bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho các bé thông qua các khẩu phần ăn. Việc ăn dặm thường được áp dụng cho những bé trước khi chỉ toàn phụ thuộc vào sữa để hấp thu chất dinh dưỡng bây giờ mới chuyển sang ăn các thực phẩm rau củ quả hay thịt. Hầu hết các chuyên gia bác sĩ đều khuyên các bậc phụ huynh nên tập ăn dặm cho các bé trong độ tuổi từ 4 đến 6 tháng.

Đây là khoảng thời gian đạt tiêu chuẩn nhất để giúp các bé có thể hấp thu được những chất cần thiết bổ sung cho sự phát triển toàn diện hơn của cơ thể mà ở trong sữa không có. Đặc biệt là những chất kẽm hay sắt - những chất này chủ yếu sẽ chỉ có ở những thực phẩm bên ngoài. 

Thực phẩm ăn dặm cho trẻ 

Để đảm bảo các bé được phát triển toàn diện nhất sau khi các bé bắt đầu được cai sữa. Thì các bậc phụ huynh cần nên lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều những nhóm chất cơ bản sau đây:

1. Nhóm chất giàu vitamin, khoáng chất

Nhóm chất này sẽ có trong các nguyên liệu như rau, củ quả, thực phẩm từ động vật, trái cây, … Nhóm chất này sẽ có tác dụng hỗ trợ duy trì các chức năng cơ bản của cơ thế như hệ thống sinh hóa, sinh lý của các bé. Có thể nói những hoạt chất này sẽ giúp các cơ quan bên trong cơ thể được phát triển toàn diện nhất. Nhóm chất này là nhóm chất vi lượng (vi chất dinh dưỡng), mặc dù chúng rất nhỏ nhưng nó lại cực kỳ rất quan trọng đối với cơ thể của các bé. 

Hàm lượng vitamin là một hoạt chất cũng khá quan trọng, bao gồm những vitamin như: vitamin B, A, C, D, … Hơn thế nữa, các khoáng chất sẽ gồm có magie, clo, phốt pho, sắt, kẽm, kali, natri, … Sự kết hợp của những hoạt chất này sẽ giúp kích thích sự trao đổi chất của cơ thể, bảo vệ cấu trúc của da, xương, tăng sức đề kháng cho cơ thể, … 

2. Nhóm tinh bột ngũ cốc

Nhóm chất này sẽ thường có trong các loại thực phẩm như gạo, lúa mì, các loại bột ngũ cốc, … Những chất này đóng vai trò sản sinh năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe khoắn và có thể dễ dàng tham gia được nhiều quá trình vận động hơn. Đồng thời, nhóm chức này còn có chức năng quan trọng trong quá trình cấu tạo nên các tế bào mô, các tế bào gốc, cung cấp chất xơ, … 

Nếu chẳng may bạn quên bổ sung các chất này trong thực phẩm ăn dặm cho bé thì các bé dễ gặp những tình trạng như mệt mỏi, thiếu sức sống, Cũng như việc nếu các mẹ không cung cấp các chất xơ cho bé thì dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa của bé. 

3. Nhóm chất béo

Hàm lượng những chất này sẽ tồn tại trong các loại bơ, dầu, mỡ, … Phụ huynh có thể sử dụng những loại dầu có nhiều hàm lượng dinh dưỡng để chế biến đồ ăn dặm cho bé. Tuy chỉ là một chất khá nhỏ nhưng nó vẫn đóng vai trò tiên quyết trong công đoạn phát triển của các bé. 

4. Nhóm chất đạm

Nhóm chất cuối cùng cũng đóng vai trò không kém trong thực phẩm ăn dặm cho bé đấy chính là nhóm chất đạm. Nhóm chất này sẽ tồn tại trong các loại thịt của động vật, điển hình như: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, hoặc các loại đậu đỗ, lạc vừng... Việc cung cấp chất đạm cho cơ thể sẽ giúp cơ thể sản sinh được các loại hoocmon, các men tiêu hóa và các kháng thể cơ bản, … 

Nhiều chuyên gia y tế nhận định chất đạm sẽ đóng vai trò xây dựng và phát triển các tế bào trong cơ thể. Vận chuyển nhanh chóng những quá trình trao đổi chất trong cơ thể. 

Cách lên thực đơn ăn dặm cho bé

Để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé thì các mẹ cần nên lên thực đơn rõ ràng như sau:

1. Bột ăn dặm cho bé

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bột ăn dặm cho các bé thích hợp với từng độ tuổi khác nhau. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng chọn lựa được loại sản phẩm thực phẩm ăn dặm cho bé dễ dàng. Bột ăn dặm cho bé sẽ được làm từ các thực phẩm rau củ thịt chất lượng sau đó sẽ được tiến hành xay nhuyễn tinh luyện thành bột. 

2. Tự chế món ăn dặm cho bé

Phụ huynh có thể tham khảo những thực phẩm ăn dặm cho bé và những thực đơn cơ bản tự chế món ăn sau đây:

  • Thực đơn ăn dặm cho các bé ở giai đoạn (5,5 - 6 tháng): bí đỏ/cà rốt/bơ/ khoai lang nghiền nhuyễn trộn với công thức tiêu chuẩn hoặc bột, cải bó xôi được trộn nghiền nhuyễn với khoai lang, …  
  • Thực phẩm ăn dặm cho các bé ở giai đoạn (7 - 8 tháng): cháo tim gà trộn với bí và cải xanh xay nhuyễn, cháo nấu với cá thịt và cà rốt, cháo bí đỏ thịt gà, súp cà rốt táo và khoai tây, yến mạch rau củ quả, … 
  • Thực phẩm ăn dặm cho các bé ở giai đoạn (9 - 10 tháng): giai đoạn này đa số các bé đã bắt đầu mọc răng các mẹ có thể chọn chế biến những món như: cháo trứng gà ăn kèm với khoai lang, … 
  • Thực phẩm ăn dặm cho các bé ở giai đoạn (11 - 12 tháng): bánh ăn dặm tự làm, cháo tôm cà rốt, gan gà nghiền nấu cùng rau củ quả, …

Trên đây là những kiến thức liên quan đến thực phẩm ăn dặm cho bé trong các độ tuổi từ bắt đầu tập ăn dặm đến những giai đoạn lớn hơn. Hơn hết thông qua bài viết này các mẹ sẽ có thể hình dung rõ hơn về những nhóm chất cần thiết để bổ sung cho bé phát triển toàn diện.