Kem trị nứt đầu ti

Nứt đầu ti hay nứt cổ gà là hiện tượng đầu ti của mẹ bị rạn nứt. Nhất là vào những ngày mùa đông, thời tiết lạnh hơn, da trở nên khô hơn do không được cung cấp đủ độ ẩm. Nứt đầu ti sẽ gây cảm giác đau nhức khó chịu. Chưa kể đến gây mất vệ sinh do mỗi lần bầu sữa mẹ bị chảy máu. Trong bài viết này, Hapobeauty sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về nguyên nhân mẹ bị nứt đầu ti, sử dụng kem trị nứt đầu ti có hiệu quả và những lưu ý khi sử dụng.

Cách nhận biết nứt đầu ti

Ở những ngày đầu cho con con bú hay sau khi sinh từ 3-7 ngày, việc mẹ cảm thấy đau ở vùng vú là điều khá bình thường nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài lâu. Tuy nhiên, nếu như mẹ gặp tình trạng núm vú bị nứt, đỏ tấy thậm chí đau đến mức chảy máu ở một bên hoặc cả hai bên đi kèm với một số triệu chứng như:

  • Khô da, nứt nẻ
  • Da bong tróc, xuất hiện nhiều vảy trắng xung quanh
  • Đầu ti mềm, thậm chí bị biến dáng
  • Vết nứt có thể rỉ máu hoặc chảy nhiều máu gây đau rát.

Tình trạng nứt đầu ti thường liên quan đến việc cho con bú. Ban đầu chỉ là những vết nứt hoặc vết rách nhỏ trên da nhưng dần dần vết nứt có thể xuất hiện như dạng vết cắt trên đầu núm vú và thậm chí kéo dài đến gốc của đầu ti. Núm vú bị nứt sẽ dẫn đến đau nhức, khô, còn nếu tệ hơn sẽ xuất hiện vết loét chảy máu gây đau dữ dội cho mẹ. Nguy hiểm hơn khi vi khuẩn có thể xâm nhập vào vú qua vết nứt, làm nhiễm trùng, sưng mủ tuyến vú của mẹ. 

Nguyên nhân bị nứt đầu ti

Nứt đầu ti khi cho con bú có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn trong số đều là những điều mà các mẹ thường ít khi để ý như:

  • Tư thế cho con bú: không đúng nên bé không ngậm đầy miệng khiến núm vú bị nghiền dưới tác động của lưỡi và vòm bé, gây đau nhức cho mẹ. 
  • Sử dụng những dụng cụ hút sữa: không đúng cách, chẳng hạn như điều chỉnh máy hút quá mạnh cũng là nguyên nhân có thể làm tổn thương đến núm vú. Do đó, để tránh tình trạng nứt đầu ti khi cho con bú, các mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các công cụ bơm hút sữa trước khi dùng một cách cẩn thận, kỹ càng.
  • Bé con bị tưa miệng hay bị nhiễm nấm men ở miệng: khiến vi khuẩn truyền sang đầu ti của mẹ, từ đó, gây tổn thương cho đầu vú.
  • Núm vú cũng có thể bị nứt do da quá khô: hoặc nếu bạn bị chàm bội nhiễm với một số triệu chứng đặc trưng như da thường xuất hiện vảy đỏ, gây ngứa ngứa hoặc hơi đau.
  • Bé mắc tật líu lưỡi: cũng có thể là một nguyên nhân gây nứt đầu ti ở mẹ khi nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này khiến các mô nối lưỡi với miệng bé bị ngắn hoặc kéo quá xa phía trước lưỡi nên khi bé bú sẽ làm mẹ đau, lâu ngày sẽ dẫn đến nứt đầu ti. 

Dùng kem trị nứt đầu ti có hiệu quả không?

Khi gặp tình trạng nứt đầu ti, các mẹ có thể tìm đến các phương pháp tự nhiên hoặc dùng kem trị nứt đầu ti đều có thể cho hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

  • Điều trị đầu ti bị khô, nứt nẻ, chảy máu: trong thời kỳ mẹ mang thai và cho con bú, giúp tăng độ đàn hồi cho da của mẹ một cách tự nhiên và an toàn. 
  • Chứa thành phần từ tự nhiên: đặc biệt là không có chất bảo quản nên các mẹ có thể yên tâm cho bé bú được luôn mà không cần phải vệ sinh.
  • Kem trị đầu ti giúp mẹ bổ sung lại chất nhờn: tạo chất nhờn của da bị mất hoặc bị giảm đi trong trong thời kỳ cho con bú. 
  • Kem sẽ giúp mẹ làm dịu da: cảm giác đau đớn trong và sau khi cho con bú.

Những lưu ý khi sử dụng kem trị nứt đầu ti

Mặc dù các sản phẩm kem trị nứt đầu ti rất an toàn và được cho rằng không cần rửa mà vẫn có thể trực tiếp cho bé con bú nhưng các mẹ vẫn cần phải ghi nhớ một số lưu ý quan trọng khi sử dụng kem nứt đầu ti để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé con.

  • Các mẹ cần tạo thói quen bú đúng cách: cho con đồng thời điều chỉnh cách bế bé khi bú sao cho đúng tư thế như là dựa vào thành giường hoặc ghế ngồi thoải mái. 
  • Vệ sinh đầu ti của mẹ thật sạch sẽ: Khi bị nứt đầu ti, mẹ có thể sẽ chảy máu, nhiễm trùng hoặc mưng mủ. Nếu tiếp tục để bé bú với đầu ti như vậy thì vừa ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ vừa gây mất vệ sinh cho em bé.
  • Vệ sinh bầu ngực bằng nước sạch: hạn chế bôi trực tiếp sữa tắm, xà phòng lên đầu ti, thay vào đó có thể dùng nước muối sinh lý lau bầu ngực và đầu ti bằng khăn mềm hoặc bông tẩy trang.
  • Dùng trợ ti trong quá trình cho con bú: bé con vẫn có thể bú mẹ trực tiếp nhưng nước bọt của con không tiếp xúc với núm vú mẹ  nữa, giúp mẹ đỡ đau và nhanh khỏi hơn. 

Sức khỏe của mẹ và bé sau khi sinh luôn được quan tâm hàng đầu bởi nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của bé con. Hy vọng những chia sẻ của Hapobeauty về dùng kem trị nứt đầu ti có hiệu quả không? và những lưu ý khi sử dụng kem trị nứt đầu ti có thể giúp bạn phần nào trong việc khắc phục tình trạng nứt đầu ti sao cho hiệu quả và đúng cách để mẹ và bé con luôn được khỏe mạnh, vui vẻ.