Kem trị hăm

  • Lọc theo
  • Sắp xếp

Kem trị hăm

Hăm tã là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và là mối lo thường trực của nhiều ông bố bà mẹ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các dòng kem bôi hăm tã với những thành phần, mức độ hiệu quả khác nhau nên rất khó để lựa chọn được sản phẩm tốt và phù hợp. Bài biết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin hữu ích về các tiêu chí lựa chọn kem trị hăm cũng như cách sử dụng kem trị hăm hiệu quả cho bé.

Kem trị hăm là gì?

Hăm tã hay còn được gọi là viêm vùng da tã lót là phản ứng viêm cấp tính gây ra bởi các yeus tố gây kích thích ở vùng da trong khu vực tã lót. Nếu không được chữa trị kịp thời thì hăm tã có thể gây nhiều biến chứng như viêm loét, tấy đỏ, bé ngủ không ngon, ăn không ngon dẫn đến giảm cân, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nặng hơn là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, suy giảm chức năng thận,... 

Kem trị hăm là dạng kem dùng để bôi lên vùng da bị hăm tã với 3 nhằm sát khuẩn nhẹ, giảm viêm, giảm ngứa, tạo lớp màng bảo vệ ngăn chặn vi khuẩn, vi nấm, các chất gây kích ứng từ môi trường bên ngoài gây hăm da đồng thời cân bằng độ ẩm, nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho da bé.

Tiêu chí chọn kem trị hăm phù hợp cho bé

Khi chọn kem hăm tã cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý những tiêu chí dưới đây để chọn đúng loại kem hăm tã an toàn, hiệu quả!

  • Có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín: Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều kem trị hăm giả, nhái, kém chất lượng, không qua kiểm định nên không đảm bảo an toàn cho con. Chính vì thế, mẹ nên chọn những thương hiệu lớn, đã qua kiểm định như kem trị hăm Chicco, kem trị hăm Bepanthen, kem trị hăm Bubchen, kem trị hăm Sudocrem,... 
  • Chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên: Để đảm bảo an toàn cho con, tránh kích ứng và các tác dụng phụ, mẹ nên chọn kem hăm tã có thành phần hoàn toàn tự nhiên và được chứng minh là hiệu quả và an toàn. Provitamin B5 được biết đến là tiền chất của Vitamin B5, sau khi được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn vào các lớp tế bào biểu bì, chất này được chuyển hóa thành Coenzyme A, giúp dưỡng ẩm và làm lành hăm tã.
  • Không chứa các thành phần gây kích ứng: Da bé chỉ mong manh bằng ⅕ da người lớn nên cần tránh sử dụng các thành phần có khả năng gây kích ứng như Benzyl Benzoate, Benzyl Cinnamate, chất bảo quản, hương liệu, chất sát trùng,.... 
  • Không chứa chất chống viêm Corticoid: Corticoid mặc dù có tác dụng hỗ trợ điều trị hăm tã ổn định nhanh hơn nhưng lại gây ra rất nhiều tác dụng phụ, kích ứng da gây nguy hiểm cho bé.
  • Dễ chịu khi sử dụng: Kem trị hăm được bào chế dưới nhiều dạng tuy nhiên bạn nên lựa chọn dạng thuốc mỡ, hoặc kem bôi. Bên cạnh đó, các chế phẩm có công thức nước trong dầu được xem là tối ưu do tạo thành lớp màng bảo vệ da, giảm ma sát đồng thời không gây bết bính, ngăn ngừa tiếp xúc giữa da với các chất gây kích ứng.
  • Hạn sử dụng của sản phẩm còn dài: Kem trị hăm thường dùng đến khi bé 2 tuổi nên mẹ nên chọn loại còn thời gian sử dụng dài để tránh phải bỏ đi do hàng quá hạn sử dụng. 

Cách sử dụng kem trị hăm và lưu ý

Sử dụng kem hăm tã đúng cách sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, bé nhanh khỏi hăm hơn. Nếu mẹ nào chưa biết cách dùng kem trị hăm cho con thì có thể tham khảo quy trình 3 bước sau đây:

  • Bước 1: Mẹ rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, lau khô bằng khăn sạch để tránh nhiễm khuẩn, bẩn vào vùng da bị hăm.
  • Bước 2: Dùng nước ấm sạch để vệ sinh vùng da bị hăm cho bé sau đó lau khô bằng khăn bông mềm hoặc để da bé tự khô. Lưu ý luôn vệ sinh vùng mông theo chiều từ trước ra sau.
  • Bước 3: Lấy 1 lượng kem vừa đủ (theo hướng dẫn của từng loại kem) và nhẹ nhàng thoa một lớp kem mỏng lên vùng da mông bị hăm, các nếp gấp và vùng kín của bé. 

Trong khi sử dụng kem trị hăm cho bé, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Để phòng ngừa hăm tã hiệu quả nhất, mẹ nên sử dụng kem bôi trị hăm cho trẻ mỗi lần thay tã, sau khi tắm và trước khi trẻ đi ngủ.
  • Chỉ cần bôi 1 lớp kem mỏng, tránh thoa kem quá dày gây bí bách da bé.
  • Khi thoa kem cho bé cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh chà xát mạnh vào vùng da bị hăm gây đau.
  • Trường hợp bé bị hăm ở mức độ nhẹ và vừa (vị trí bị hăm chưa có dấu hiệu nổi mụn mủ sần sùi hoặc lở loét), mẹ nên dùng loại kem trị hăm vừa an toàn, vừa hiệu quả. Tuy nhiên những loại kem trị hăm này thường có tác dụng chậm nên mẹ phải kiên nhẫn duy trì và sử dụng đúng cách.
  • Nếu bé bị hăm ở mức độ nặng (có tình trạng nổi mụn, đỏ ứng phù nề hoặc các dấu hiệu của viêm nhiễm), mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kê các loại thuốc đặc hiệu như thuốc chống ngứa, kháng sinh chống nhiễm khuẩn,...

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản về kem trị hăm mà các mẹ nên biết. Đây là dòng sản phẩm sử dụng cho bộ phận nhạy cảm của trẻ nên việc lựa chọn được sản phẩm an toàn, hiệu quả là thực sự cần thiết để hạn chế tối đa nguy cơ bé gặp phải những vấn đề biến chứng nguy hiểm.